Hiểu được con bạn có phong cách học tập nào, bạn có thể sẽ tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ qua các hoạt động vui chơi và học tập.

 Xin cung cấp tới phụ huynh 7 phong cách học tập của trẻ; điều quan trọng cần nhớ là hầu hết các em (và cả người lớn nữa) sẽ có xu hướng kết hợp 2, thậm chí 3 kiểu học hỏi với nhau. Hãy đọc định nghĩa ngắn gọn về các phong cách học tập của trẻ dưới đây và tìm xem con bạn thuộc kiểu nào. Một khi trẻ đã hiểu rõ về phong cách học tập của con mình, bạn sẽ giúp trẻ say mê học tập hơn và đạt hiệu quả học tập cao hơn.

 

1. Học hỏi bằng thị giác

Các em bé có phong cách học hỏi bằng thị giác sẽ thích học qua quan sát hơn cả. Trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức qua tranh ảnh, biểu đồ và sự trợ giúp bằng thị giác khác để bày tỏ và giải thích những khái niệm.

 Để giúp trẻ có phong cách học hỏi bằng thị giác, bạn có thể cung cấp cho con mình những video hướng dẫn, trang trí phòng trẻ bằng các áp phích hoặc hình ảnh mang tính giáo dục chẳng hạn như hệ mặt trời, học từ bằng hình ảnh, biểu đồ diễn giải thực phẩm có từ đâu, đời sống sinh vật biển…

 Các em bé thích học hỏi bằng thị giác cũng rất hào hứng với các chuyến tham quan vườn thú, đi tới nhà hát, các chương trình giáo dục trên TV phù hợp lứa tuổi.

 

1. trường mầm non Kidzone

 

2. Học hỏi bằng thính giác

Học hỏi bằng thính giác là kiểu học tốt nhất qua việc lắng nghe. Để tăng cường hiệu quả tiếp thu của các em bé có phong cách học bằng thính giác, hãy đọc to, mở nhạc và các sách nói… Đọc, âm nhạc, thậm chí là các kỹ năng ngôn ngữ, được tăng cường thông qua các hoạt động này. Với toán học, bạn sẽ cần dùng video để kích thích sự hứng thú của các em. Các em rất hứng thú với các bài giảng thuyết trình sinh động.

 

2. trường mầm non Kidzone

 

3. Học hỏi bằng lời nói

Học bằng lời nói là một trong những kiểu học linh hoạt và bao quát nhất của trẻ em. Trẻ thích cả từ ngữ và âm thanh, miễn sao khiến việc học vui vẻ và thú vị. Những trẻ em thích học qua lời nói thường thích thú lắng nghe và tự đọc. Có thể trẻ thích một trong hai cách trên, tuy nhiên không nên chỉ tập trung vào cách trẻ thích, mà nên tập trung vào cả hai.

Để nâng cao các kỹ năng cho trẻ thích học bằng lời nói, hãy dành càng nhiều thời gian càng tốt để đọc cùng trẻ. Cung cấp cho trẻ nhiều chủ đề và vật liệu bao gồm cả sách nấu ăn, cách này giúp nâng cao kỹ năng toán, sách câu đố, ô chữ, sách truyện… Chơi các trò chơi board game (dạng lá bài, quân cờ…) cũng rất thú vị với trẻ.

 

3. trường mầm non Kidzone

 

 4. Học hỏi liên quan tới thể chất

Trẻ học hỏi liên quan tới thể chất là những em bé thích học qua việc va chạm thực tế và chuyển động. Các hoạt động tham gia bằng tay được bé thích thú. Trẻ hào hứng với các lớp học mà trong đó các dự án liên quan tới các hoạt động như: xây dựng, nhảy múa, chuyển động, hành động… Môn học yêu thích thường có thiên hướng nghiên về khoa học, giáo dục thể chất và kịch nghệ. Trẻ sẽ học trội các môn học khác nếu có được môi trường phù hợp.

Cung cấp một môi trường phù hợp ở nhà nhằm nâng cao khả năng học tập của trẻ bao gồm các bộ dụng cụ nghệ thuật, dụng cụ nấu ăn, dụng cụ nghiên cứu khoa học và thậm chí là các công việc nhà. Trẻ học hỏi liên quan tới thể chất sẽ thích được thăm các bảo tàng phù hợp với trẻ em, nơi có các khu vực tương tác và học hỏi như chế biến gỗ, làm gốm, chăm sóc động vật…

 

4. Võ thuật Kidzone

 

5. Học hỏi bằng logic

Người học hỏi bằng logic là những người suy nghĩ kỹ lưỡng về mọi thứ. Có thể các bé sẽ chậm tham gia vào các hoạt động, nhưng điều đó có thể đánh lừa nhận xét của mọi người về bé. Đơn giản là đứa trẻ học hỏi theo logic cân nhắc những kết quả của lời nói hoặc hành động trước khi nói hay làm. Trẻ học hỏi bằng logic cũng sẽ là đứa trẻ học hỏi bằng thị giác. Chúng thích nhìn thấy sự logic trong suy nghĩ trở thành hiện thực. Không có gì phải ngạc nhiên khi trẻ học bằng logic thường vượt trội ở môn toán và khoa học. Lý do? Trẻ có thể nhìn thấy kết quả của tư duy thông qua việc trẻ hành động hợp lý và có giải pháp.

Để giúp các trẻ học hỏi bằng logic đạt được kết quả học tập cao, hãy cùng trò chuyện với trẻ về tất cả các chủ đề. Lắng nghe, chia sẻ ý kiến và hỏi trẻ cách giải quyết trong từng vấn đề cụ thể.

Khuyến khích trẻ chơi đố chữ, các trò chơi kích thích  tư duy logic, sách về logic và khoa học. Trẻ cũng thích xem các video và phim với nội dung liên quan tới việc giải quyết vấn đề.

 Ngoài việc tính tới phong cách học tập của trẻ (hoặc kết hợp các kiểu phong cách học), bạn cần tính đến cá tính riêng của trẻ. Trẻ thích tương tác xã hội hay có xu hướng cô độc? Nói cách khác, trẻ làm việc tốt hơn trong nhóm hay thích chơi và tương tác với bạn bè hay thích một mình? Trẻ có dễ bị xao lãng khỏi nhiệm vụ đang làm khi có những người khác bên cạnh?

Một khi bạn biết được điều này, bạn có thể nghĩ đến những cách cải thiện môi trường học tập của con, giúp trẻ học hỏi hào hứng hơn. Để làm được điều đó, hãy nghĩ về các tình huống sau

 

5. trường mầm non Kidzone

 

6. Thiên hướng xã hội

–  Trẻ hạnh phúc nhất khi được ở bên bạn bè;

–  Có thể làm nhiều nhiệm vụ một lúc hoặc lắng nghe và tham gia vào 2 cuộc trò chuyện/tình huống một lúc;

–  Thích tham gia các đội thi đấu thể thao;

–  Không thấy sợ hãi hay e dè khi được gọi lên bảng;

–  Hứng thú với các dự án của lớp;

–  Thể hiện năng lực lãnh đạo ngay ở tuổi nhỏ;

–  Đóng góp vào các sự kiện và chuyện của các bạn với sự quan tâm chân thành.

 

6. trường mầm non Kidzone

 

7. Thích sự cô độc

–  Thường thích ở nhà hơn là đi ra ngoài;

–  Ngại tham gia vào các đội thể thao; thường chọn các môn thể thao cá nhân như  bơi, cưỡi ngựa và các hoạt động cá nhân khác;

–  Không thích tiếng ồn và dễ bị tiếng ồn xao lãng;

–  Thích làm việc một mình;

–  Không tự mình tham gia vào các hoạt động nhóm;

–  Không thích đọc to trước lớp hoặc nói trước các bạn cùng lớp;

–  Chỉ có một hoặc vài bạn thân thay vì chơi với nhiều bạn.

Bằng việc nhận biết phong cách học tập của trẻ, bạn sẽ không chỉ làm cho cuộc sống của bé bớt căng thẳng và vui vẻ hơn, mà còn cung cấp cho con những công cụ cần thiết để trẻ yêu thích việc học tập hơn.

 

7. trường mầm non Kidzone

 

Tại Kidzone, trường mầm non đầu tiên ở Việt Nam áp dụng thành công mô hình học tập chủ động HighScope, các em bé được học hỏi theo đúng sở trường của mình để phát huy tối đa khả năng tiếp thu. Với môi trường vật liệu phong phú, trẻ có thể học qua quan sát, qua lắng, nghe, làm theo, hành động. Kidzone thiết kế các góc riêng để trẻ có những khoảnh khắc tự nghiền ngẫm, suy nghĩ của riêng các em. Nhiệm vụ của giáo viên là luôn đặt các câu hỏi, kích thích sự tìm tòi, khám phá và trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ ngay ở tuổi mầm non. 
 
Kidzone lồng ghép vào chương trình học chính khóa những giờ dạy kỹ năng sống cần thiết như rừa tay, lau mặt, sắp xếp đồ chơi, tự thay quần áo, tự gấp chăn, cất giày dép, đeo ba lô. Trẻ còn được trang bị những kiến thức thực tế để đối phó với nhiều tình huống thực trong đời sống, chẳng hạn như cách xử lý khi qua đường, làm gì khi gặp người lạ, thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn…. Các kiến thức này được truyền đạt bằng nhiều hình thức để phù hợp với từng phong cách học hỏi của trẻ.
 
 
TUẤN ANH