Bạn từng nghe nói nghệ thuật giúp trẻ rất nhiều trong học tập và phát triển nhân cách, nhưng bạn còn băn khoăn chưa rõ trẻ thực sự hưởng lợi gì từ các môn hội họa, âm nhạc, diễn kịch…? Sau đây là 10 kỹ năng hàng đầu mà trẻ học được từ các môn nghệ thuật, có thể giúp bạn không còn ngần ngại khi cho con em mình theo học một lớp năng khiếu, thay vì chỉ chú trọng Toán và Văn:
1. Sáng tạo
Biết tư duy và giải quyết vấn đề lanh lẹ, giải quyết các nhiệm vụ được giao bằng nhiều cách khác nhau và suy nghĩ sáng tạo sẽ giúp phân biệt con bạn với những đứa trẻ khác.
Trong một chương trình nghệ thuật, có thể trẻ sẽ được yêu cầu thể hiện một đoạn độc thoại bằng 6 cách khác nhau, tạo ra một bức tranh thể hiện một ký ức, hay thể hiện một giai điệu mới trên nhạc cụ mà trẻ đang tập… Nếu trẻ học cách tư duy sáng tạo, điều đó sẽ trở thành một hoạt động tự nhiên cho trẻ trong đời sống hằng ngày và trong nghề nghiệp tương lai.
2. Tính tự tin
Những kỹ năng phát triển thông qua kịch nghệ không chỉ dạy cho bạn chuyển tải một thông điệp một cách tự tin mà còn giúp xây dựng sự tự tin bạn cần để biểu diễn trước đám đông. Việc theo học các lớp kịch nghệ cho trẻ cơ hội luyện tập cách bước ra khỏi “vùng thoải mái” của chúng và cho phép chúng phạm sai lầm và học hỏi qua việc tập kịch đó. Quá trình này cho trẻ sự tự tin để biểu diễn trước nhiều khán giả.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Bản chất của sáng tạo nghệ thuật chính là cách giải quyết vấn đề. Làm sao để biến đất sét thành một tác phẩm điêu khắc? Làm sao thể hiện cảm xúc qua một điệu nhảy?… Trẻ sẽ học kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động sáng tạo. Điều này cũng sẽ giúp phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng cần thiết cho sự thành công trong bất kỳ nghề nghiệp nào.
4. Tính kiên nhẫn
Chọn bất kỳ một môn nghệ thuật nào cũng cần sự kiên nhẫn để luyện tập từ dễ đến khó. Trẻ hiểu được là để đạt được một trình độ nhất định cần phải bỏ nhiều công sức rèn luyện. Trong thế giới ngày một cạnh tranh hơn, con người cần phải tiếp tục phát triển các kỹ năng mới, tính kiên nhẫn là điều cần thiết để đạt tới thành công.
5. Sự tập trung
Khả năng tập trung là kỹ năng quan trọng được phát triển thông qua toàn bộ công việc. Có được sự cân bằng giữa lắng nghe và góp ý cần có sự chú ý và tập trung cao độ. Điều đó đòi hỏi từng người tham gia không chỉ nghĩ về vai trò của mình mà còn hiểu được vai trò của họ đóng góp gì cho kết quả chung. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tham gia vào nghệ thuật giúp nâng cao khả năng tập trung và chú ý ở trẻ trong các khía cạnh khác của đời sống.
6. Giao tiếp không lời
Thông qua các trải nghiệm trong lớp học kịch nghệ và nhảy múa, trẻ học được cách phân tích cơ chế của ngôn ngữ cơ thể. Trẻ trải nghiệm bằng nhiều cách của sự chuyển động và bằng cách nào để sự chuyển động đó truyền đạt các cảm xúc. Và trẻ được học các kỹ năng biểu diễn để đảm bảo khắc họa nhân vật một cách hiệu quả trước khán giả.
7. Tiếp nhận ý kiến nhận xét mang tính xây dựng
Tiếp nhận thông tin phản hồi mang tính xây dựng về một buổi biểu diễn hoặc một tác phẩm thị giác là một phần thường xuyên của bất kỳ buổi học về nghệ thuật nào. Trẻ hiểu rằng ý kiến phản hồi là một phần của sự học tập và nó không phải là điều mang tính xúc phạm hoặc sự áp đặt cá nhân. Đó là điều cần thiết cho sự tiến bộ. Mỗi môn nghệ thuật có những nguyên tắc riêng về ý kiến phản hồi để đảm bảo sự phê bình là kiến thức hữu ích và những đóng góp lớn cho thành công ở kết quả cuối cùng.
8. Sự cộng tác
Hầu hết các môn nghê thuật là sự cộng tác một cách tự nhiên. Thông qua nghệ thuật, trẻ học cách làm việc cùng nhau, chia sẻ trách nhiệm, và thỏa hiệp với người khác để đạt tới một mục tiêu chung. Khi trẻ đóng vai trò trong một buổi đồng diễn âm nhạc, hoặc trong vở kịch hay trong một bài múa, trẻ bắt đầu hiểu rằng sự cộng tác là cần thiết để tạo sự thành công của cả nhóm. Thông qua những trải nghiệm này trẻ đạt được sự tự tin và bắt đầu hiểu rằng sự đóng góp của trẻ mang một giá trị cho dù trẻ không đóng vai trò lớn nhất trong buổi diễn đó.
9. Sự cống hiến
Khi trẻ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hoặc tham gia một bài biểu diễn, trẻ sẽ có cảm giác hạnh phúc vì đã hoàn thành và có cảm giác về sự cống hiến. Trẻ sẽ ý thức về việc tập luyện, tôn trọng sự đóng góp của người khác, cùng kết hợp để tạo ra thành quả cuối cùng. Trong các môn nghệ thuật biểu diễn, phần thưởng cho sự cống hiến là cảm giác ấm áp của tiếng vỗ tay từ hàng ghế khán giả, khiến cho ta cảm thấy sự nỗ lực của mình là đáng giá.
10. Ý thức trách nhiệm
Khi trẻ học cùng nhau sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, trẻ hiểu được rằng hành động của bản thân sẽ có tác động đến người khác. Trẻ học được rằng khi chúng không chuẩn bị bài tập hoặc không tham gia vào việc tập luyện đúng giờ, thì điều đó sẽ ảnh hưởng tới cả nhóm. Thông qua nghệ thuật, trẻ cũng hiểu được rằng rất quan trọng khi thú nhận bạn phạm lỗi và chịu trách nhiệm về lỗi lầm đó. Vì lỗi lầm là một phần bình thường của quá trình học hỏi trong nghệ thuật, trẻ bắt đầu nhận biết được sai lầm. Từ việc nhận biết đó, trẻ học hỏi từ sai lầm để tiến bộ.
Kidzone chào đón Quý phụ huynh và các em nhỏ tham quan